Trang chủ Hội thảo Đánh giá chính sách, pháp luật về hiến, lấy, ghép....

Hội thảo Đánh giá chính sách, pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, tạng tại Việt Nam

TTĐPGTQG - 24/04/2024 - 10:29 AM



Ngày 26/11, Viện Nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội), Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia và Hội khoa học kinh tế y tế Việt Nam đã phối hợp tổ chức hội thảo đánh giá chính sách, pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, tạng tại Việt Nam. Hội thảo chỉ ra nhiều bất cập trong các quy định hiện hành về vấn đề này.

Luật hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người được ban hành năm 2006, cho đến nay đã bộc lộ một số điểm hạn chế khiến cho công tác thực hiện hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người gặp những khó khăn.

 Kể từ ca ghép đầu tiên năm 1992 đến nay, Việt Nam đã thực hiện 6.113 ca ghép tạng, trong đó có 5.729 ca ghép thận, 316 ca ghép gan, 54 ca ghép tim, 1 ca ghép khối thận-tụy, 1 ca ghép khối tim-phổi, 8 ca ghép phổi, 2 ca ghép ruột và 2 ca ghép chi trên.

Tính đến ngày 19/11/2021, số lượng đăng ký hiến tạng đạt 45.341 người. Tuy nhiên, nguồn tạng hiến từ người cho chết não còn quá ít, 93,85% nguồn tạng ghép vẫn đến từ nguồn cho sống.

Kỹ thuật ghép tạng tại Việt Nam đã có những bước tiến xa, đạt được nhiều kỹ thuật khó như ghép phổi, chi thể... và vấn đề hiến tặng mô/ tạng đã được nhiều người hưởng ứng hơn. Tuy nhiên, các quy định chung về vấn đề này đang thể hiện những bất cập khiến cho công tác vận động nhân dân hiến tặng mô/ tạng còn có những rào cản nhất định, việc phát triển chuyên môn về lình vực này cũng vì vậy mà cũng bị ảnh hưởng.

 

Các quy định trong Luật hiện hành tuy đã khá bao quát về vấn đề này nhưng có một số chi tiết còn chưa cụ thể hoặc không còn phù hợp với thực tiễn. Ví dụ như quy định về thời gian đánh giá chết não đang có những điểm "vênh" so với thế giới, thời gian này của Việt Nam dài gấp đôi so với nhiều quốc gia khác; hội đồng đánh giá chết não có quy định phải có bác sỹ pháp y nhưng trên thực tế bác sỹ pháp y lại không có chuyên môn về lình vực này, một số đơn vị y tế không có bác sỹ pháp y...

Ngoài ra, quy định về độ tuổi, về chế độ cho người hiến cũng còn nhiều điều chưa hợp lý. Đây là những điều trong thời gian tới cần có sự điều chỉnh để các quy định chung gần gũi hơn với thực tế cuộc sống.


Tag


0 bình luận

{{val.name_comment}} - {{ actions.formatDate(val.created_at) }}

{{ val.comment_content }}

{{ valChild.name_comment }} - {{ actions.formatDate(valChild.created_at) }}

{{ valChild.comment_content }}


Bình luận bài viết

{{err}}

{{err}}