Trang chủ Tôi sẽ để cho đời những gì cần nhất

Tôi sẽ để cho đời những gì cần nhất

Đặng Văn Diện - 19/09/2024 - 08:34 AM



Đó là câu nói của chị Tú Anh (52 tuổi, Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái) khi chia sẻ với mọi người về lý do tìm đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, để đăng ký hiến mô tạng sau chết/chết não của mình.

Khi biết đoàn công tác của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đến công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, với dáng người đon đả, vội vàng, giọng nói nhẹ nhàng chị Tú Anh dù công việc rất bận rộn với kinh doanh, chị không ngại, đã vượt gần 10km để đến gặp cán bộ của Trung tâm, chia sẻ nguyện vọng hiến mô, tạng của mình.

Trong cái nắng nhẹ dịu cuối hạ, bước chân nhẹ nhàng, chị gạt đi những giọt mồ hôi còn vướng động trên khuôn mặt phúc hậu, chị mỉm cười và trải lòng lý do chị đến tận bệnh viện để nghe cán bộ trung tâm tư vấn về nghĩa cử cao đẹp này.

Theo chị: “Tôi biết thông tin về hiến ghép mô tạng qua thông tin truyền thông, đặc biệt trong thời gian gần đây tôi được người nhà chia sẻ bài viết trên mạng liên quan tới bệnh nhân ở Nghệ An không may bị tai nạn, biết không qua khỏi gia đình chủ động xin về để gặp người thân lần cuối. Nghĩ tới những người bệnh đang cần được ghép mô, tạng để kéo dài sự sống gia đình đã quay vào bệnh viện gần nhất để thực hiện ước nguyện của mình. Câu chuyện đó khiến tôi rất xúc động. Họ đã làm những việc mà không phải ai cũng dám làm. Tôi rất đáng kính, đáng nể”.

Gia đình chị có truyền thống thường đi hiến máu nhân đạo để giúp đỡ các bệnh nhân khác, khi biết chị có nguyện vọng hiến mô, tạng sau khi chết, chết não gia đình không ai phản đối, thậm chí còn ủng hộ nghĩa cử nhân văn này. Dù công việc kinh doanh của chị rất bận, nay gia đình lại có việc, chị không quản ngại lên trực tiếp để đăng ký nguyện vọng này.

PGS.TS Đồng Văn Hệ - Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đánh giá cao hành động chị Tú Anh

Chứng kiến hành động của chị Tú Anh, PGS.TS Đồng Văn Hệ - Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đánh giá cao hành động nhân văn, ý nghĩa này. Việc làm của chị rất cần được nhân rộng để người dân Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung biết đến. Những hành động này sẽ thắp nên những hy vọng được sống, được cải thiện sức khỏe của người đang chờ ghép…

Cầm trên tay lá đơn đăng ký tự nguyện vừa hoàn tất, nét mặt của chị toát lên sự hạnh phúc, niềm nở như vừa hoàn thành được di nguyện của mình. “Về tôi sẽ chia sẻ với bạn bè, hàng xóm và những người thân của mình về ý nghĩa cao cả này. Tôi hy vọng sẽ có nhiều người cùng ý nghĩ như tôi. Tôi biết, có nhiều người vẫn còn trăn trở việc làm nhân nghĩa này, họ chưa dám mở lòng vì còn quan niệm tôn giáo, nhìn nhận từ hàng xóm. Tôi sẽ thuyết phục họ, chia sẻ với họ nghĩa cử nhân văn này. Giúp họ cởi bỏ mặc cảm “dư luận” để có cái nhìn đúng dắn hơn, đầy đủ hơn, nhân văn hơn. Còn gì đẹp hơn khi mình chết đi nhưng một phần cơ thể của mình được sống trên thân thể người khác.”

Chị Tú Anh làm thủ tục đăng ký

Hoàn thiện xong lá đơn, chị chào mọi người, dáng chị ra về tất bật với cuộc sống bon chen hàng ngày. Nhìn chị khuất dần phía xa, có lúc chị dừng lại đôi lần như “khoe” với bác bảo vệ, y tá về việc này, chị cười tươi và nét mặt hạnh phúc luôn hiện trên khuôn mặt hiền lành từ chị.


Tag


0 bình luận

{{val.name_comment}} - {{ actions.formatDate(val.created_at) }}

{{ val.comment_content }}

{{ valChild.name_comment }} - {{ actions.formatDate(valChild.created_at) }}

{{ valChild.comment_content }}


Bình luận bài viết

{{err}}

{{err}}

https://www.pria.org/https://ula.kemendagri.go.id/https://fkip.unsulbar.ac.id/https://rskiasawojajar.co.id/https://empowerment.co.id/https://satvika.co.id/https://pgsd.fkip.unsulbar.ac.id/https://lpmpp.unib.ac.id/https://cefta.int/https://terc.lpem.org/https://pgsd.fkip.unsulbar.ac.id/https://ilmuhukum.unidha.ac.id/http://ebphtb.linggakab.go.id/https://lppm.unika.ac.id/https://eproc.jawapos.co.id/https://indolivestock.com/