Trả lời: Theo Điều 5, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”. Như vậy, theo quy định của pháp luật, bất kỳ ai từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không phân biệt giới tính, tín ngưỡng, địa vị xã hội… đều có quyền hiến tặng mô, bộ phận cơ thể (tạng) của mình khi còn sống hoặc hiến tặng sau khi chết, chết não và hiến xác. Tuy nhiên, đây mới là quy định về quyền đăng ký để hiến tặng khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não. Quy định này không ràng buộc đối với trường hợp Người đã chết thông thường (do tuổi già, tai nạn giao thông, tai biến, bệnh tật…) nếu được gia đình đồng ý hiến tặng sau khi chết thì cơ sở y tế sẽ tiếp nhận được các mô hiến như: giác mạc, da, gân, xương, van tim…( tạng không sử dụng được). Về phía người nhận giác mạc để ghép thì chỉ áp dụng trong trường hợp có sự chỉ định của các cơ sở y tế cần phải ghép giác mạc thay thế chứ không phải mọi trường hợp bị mù đều ghép được giác mạc.