Trang chủ Người hiến thận có thể bị biến chứng gì?

Người hiến thận có thể bị biến chứng gì?

- 20/04/2023 - 08:51 AM



Theo bác sỹ Đỗ Ngọc Sơn, trong y văn rất ít ghi nhận các trường hợp biến chứng do hiến thận. Tại Việt Nam chưa có trường hợp nào chết trong khi phẫu thuật lấy thận và các trường hợp sau hiến đều sống khá bình thường.

Bác sỹ Sơn cho rằng hiến thận là một đại phẫu thuật và không phải ai muốn đăng ký hiến cũng có thể hiến được. Trước khi quyết định lấy thận của một người muốn hiến để ghép cho người khác, các bác sỹ sẽ phải kiểm tra toàn diện các chỉ số về sức khỏe, tâm lý để sau khi hiến phải đảm bảo không gây tổn thương cho người hiến.

Bác sỹ Đỗ Ngọc Sơn

Các bác sỹ sẽ phải đo mức lọc của thận người muốn hiến, nếu đủ các tiêu chuẩn do thế giới quy định thì mới đủ điều kiện để hiến. Mức lọc cầu thận của người hiến là chỉ số rất quan trọng, nó có tính chất quyết định người hiến có đủ tiêu chuẩn hiến thận hay không. Do vậy đo mức lọc cầu thận người hiến thận phải được thực hiện đầu tiên và phải đo thật chính xác. Ta có thể phối hợp làm luôn xét nghiệm protein niệu 24 giờ và test dung nạp đường huyết. Trong trường hợp người hiến mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa hoặc cao huyết áp thì dù đạt yêu cầu mức lọc thận cũng sẽ không thể hiến.

Đối với các trường hợp khỏe mạnh, khi người hiến thận đạt yêu cầu về mức lọc cầu thận và nghiệm pháp tăng đường huyết thì sẽ được thực hiện các xét nghiệm, siêu âm tổng thể và sau khi đã đạt kết quả tốt, người hiến sẽ được làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn.

Sau khi làm các xét nghiệm chuyên sâu khác không có gì bất thường, các bác sỹ sẽ hội chẩn thông qua mổ và lên lịch mổ. Nơi tư vấn có nhiệm vụ tổng hợp, lập phiếu đánh giá cặp ghép và báo cáo trước hội đồng tư vấn và điều phối hiến, ghép tạng; xin ý kiến các chuyên nghành: Nội thận, phẫu thuật tiết niệu, phẫu thuật mạch máu, gây mê hồi sức xét khả năng thực hiện phẫu thuật. (Có biên bản hội chẩn)

Ví dụ ở riêng bệnh viện Việt Đức, khi cặp ghép được thông qua, dù tư vấn ở đâu cũng phải đăng ký qua danh sách điều phối ghép tại trung tâm tư vấn và điều phối hiến, ghép tạng tại bệnh viện Việt Đức. Các cuộc phẫu thuật ghép thận sẽ được tiến hành vào thứ tư hàng tuần theo trình tự danh sách các cặp ghép đã thông qua và đăng ký tại trung tâm tư vấn và điều phối. Khi cặp ghép đã lên lịch mổ, Trung tâm tư vấn và điều phối sẽ liên hệ và gọi cặp ghép vào viện để hoàn thiện các bước trước phẫu thuật: Tư vấn, giải quyết thắc mắc trước khi phẫu thuật lấy thận ctừ cơ thể người hiến theo mẫu in sẵn (có người giám sát buổi tư vấn). Sau đó sẽ làm lại các xét nghiệm cơ bản lần 2. Tùy từng trường hợp cụ thể, người hiến có thể phải làm thêm các xét nghiệm chuyên khoa khác để đánh giá…

Với những bước kiểm tra, rà soát cẩn trọng như trên, những người hiến thận đều phải đạt các tiêu chuẩn chung về sức khỏe để có thể tiếp tục đảm bảo được cuộc sống bình thường khi chỉ còn 1 quả thận đảm trách các chức năng của 2 thận trước đây. Bác sỹ Đỗ Ngọc Sơn cho biết, ngoài tạo sự an toàn cho người hiến thận thì nếu một cơ sở ghép tạng không kiểm tra kỹ và để xảy ra tai biến khi tiến hành lấy thận của người hiến thì coi như sự nghiệp cũng sẽ dừng lại vì thế mọi quy trình đều được các cơ sở ghép tạng thực hiện rất nghiêm ngặt. Chính vì vậy, cho đến nay, việc hiến thận từ người sống chưa xảy ra sự cố đáng tiếc nào.

Ngân Giang

 

 


Tag


0 bình luận

{{val.name_comment}} - {{ actions.formatDate(val.created_at) }}

{{ val.comment_content }}

{{ valChild.name_comment }} - {{ actions.formatDate(valChild.created_at) }}

{{ valChild.comment_content }}


Bình luận bài viết

{{err}}

{{err}}