Sau khi phẫu thuật ghép thận, cơ thể hệ miễn dịch của người bệnh còn rất yếu, do ảnh hưởng trong quá trình phẫu thuật phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để tránh thải ghép tạng. Lúc này, người bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nên chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau ghép thận cần đặc biệt chú ý và phải tuân thủ chặt chẽ theo đúng chỉ định của bác sĩ, nhằm phục hồi sức khỏe nhanh nhất cho người bệnh.
1. Vì sao cần chú ý chế độ dinh dưỡng sau ghép thận?
Sau khi thực hiện cuộc phẫu thuật ghép thận, cơ thể người bệnh đòi hỏi cần có nhiều protein để giúp quá trình phục hồi nhanh hơn và để cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả. Những người trước khi ghép thận đều phải chạy thận nhân tạo sẽ không được tiêu thụ nhiều chất protein, vì vậy sau ghép thận người bệnh cần được bổ sung thêm protein để bù đắp lượng protein cho cơ thể, làm chậm hội chứng Cushing – 1 bệnh lý nội tiết do vỏ tuyến thượng thận bị rối loạn chức năng. Tùy thuộc mỗi thể trạng bệnh nhân để bổ sung lượng protein với liều lượng khác nhau. Bên cạnh đó, cũng tùy thuộc sự hồi phục sức khỏe của người bệnh, nếu lượng protein hấp thụ vào cơ thể chưa đủ thì cần bổ sung nhiều hơn, theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Sau khi ghép thận, chức năng thận của bệnh nhân sẽ hồi phục dần nhưng phải mất 1 thời gian khoảng từ 3-6 tháng mới có thể ăn uống bình thường. Đây là khoảng thời gian cần thiết trung bình để giúp ức chế miễn dịch của người bệnh được ổn định và nguy cơ biến chứng ít.
2. Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau ghép thận
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau ghép thận cần đặc biệt chú ý. Theo đó, để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, người bệnh cần:
2.1. Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi
- Người bệnh nên ăn đồ đã nấu chín, không ăn các loại đồ sống, thực phẩm đồ biển vì rất dễ bị nhiễm khuẩn E.colilegionella.
- Uống nước đã đun sôi, rửa, ngâm sạch rau để loại bỏ vi khuẩn
- Không nên ăn rau sống, salad, rau quả bị dập nát.
- Không ăn đồ chiên xào nhiều, đồ nướng trực tiếp trên than
- Không nên ăn các thực phẩm đồ nóng, nồng như tỏi sống, ớt, tiêu,….
- Không được uống rượu và các loại đồ uống có cồn khác để tránh gây áp lực lên thận.
2.2. Bổ sung nhiều thực phẩm có protein cao
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, các loại hạt như đậu phộng, đậu, sữa, đậu nành, đậu phụ,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên ăn quá 3 quả trứng trong 1 tuần. Việc bổ sung nhiều đạm cho cơ thể sau khi ghép thận sẽ giúp phục hồi mô và cơ nhanh do trước đó cơ và mô bị phá vỡ do sử dụng nhiều thuốc chống thải ghép (steroids liều cao).
2.3. Ăn khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Ăn thanh đạm, ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa
- Ăn ít muối, ít đường
- Ăn thực phẩm an toàn, còn tươi,
- Không nên ăn ở ngoài để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không ăn lại đồ ăn thừa từ hôm trước, đồ ăn hâm lại nhiều lần
2.4. Không nên ăn trái cây
Một số loại hoa quả bệnh nhân sau ghép thận không nên ăn như nho, bưởi, lựu hay rau, vì các loại quả này sẽ gây tăng nồng độ thuốc, có khả năng gây tương tác với thuốc ức chế miễn dịch đang dùng làm ảnh hưởng tới quá trình phục hồi thận. Trong chế độ dinh dưỡng sau ghép thận, người bệnh có thể ăn thực phẩm chua như chanh hoặc me. Tuy nhiên, không nên ăn trái cây chưa chín, chưa rửa sạch, trái cây bị hỏng,…
Thay vì ăn trực tiếp trái cây tươi thì bệnh nhân có thể ăn dưới dạng trái cây rau củ hầm vừa thanh đạm, dinh dưỡng cao, đồng thời giúp làm giảm lượng vi khuẩn hoạt động, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn ngũ cốc.
2.5. Bổ sung uống sữa đông
Sữa đông chứa nhiều protein rất cần thiết và tốt cho quá trình phục hồi bệnh nhân sau khi ghép thận. Vì thế, bệnh nhân có thể bổ sung loại sữa này trong khẩu phần ăn của mình.
3. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Ngoài áp dụng chế độ dinh dưỡng sau ghép thận, người bệnh nên tập thể dục bằng các bài tập nhẹ nhàng, mỗi lần từ 20-30 phút để rèn luyện cơ thể dẻo dai, nâng cao sức đề kháng, giúp giảm nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường, bệnh liên quan tới tim mạch, béo phì hoặc đột quỵ. Theo đó, những bệnh nhân sau khi ghép thận sẽ vẫn phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. Đây là loại thuốc có độc tính cao nên bởi vậy người bệnh cần chú ý:
- Không được tự ý dừng sử dụng thuốc dù cảm thấy cơ thể khỏe mạnh.
- Không được tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc mà không được sự cho phép của bác sỹ.
- Không được uống bù thuốc khi lỡ quên không uống bữa trước đó, cần hỏi ý kiến của bác sỹ.
- Không được tự ý uống thuốc ngoài để điều trị các bệnh khác như bị cảm cúm, sốt,…