Lãnh Đạo TT Điều phối ghép tạng Quốc gia và Thượng Tọa Thích Nhật Từ trong buổi Lê đăng ký hiến tạng
Vấn đề này, theo Thượng Tọa Thích Nhật Từ – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phật học Việt Nam tại TP.HCM, Phó Ban Hoằng pháp TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Thứ nhất, chúng ta phải thấy rõ là “Không có cách chết nào với các hình thức thổ tang, hoặc hỏa tang, hoặc điểu tang mà thi thể có thể toàn thây đúng nghĩa”. Sự toàn thây sau khi chết chỉ là tạm thời. Mọi sự vật hiện tượng đều bị vô thường chi phối. Thân thể phải trở về cát bụi, không thể vĩnh hằng được.
Trên thế giới, thổ táng là hình thức phổ biến nhất. Những loại gỗ quý có thể giữ thi thể vài chục năm. Các loại gỗ thường chỉ có thể giữ thi thể trong vòng vài chục năm. Các loại gỗ thường chỉ có thể giữ thi thể trong vòng vài năm thi thể bị tan rã. Phương pháp hỏa táng làm cho thi thể trở thành tro bụi trong vòng 4 – 6 tiếng. Phương pháp điểu táng, còn gọi là lâm táng, làm cho thi thể trở thành mồi ăn của chim thú, nên trong vài chục phút trở về cát bụi nhanh hơn. Như vậy, thi thể tưởng chừng như vô dụng, tạo ra đau buồn về sinh ly tử biệt, lại có thể trở thành hữu dụng để cứu sống các con vật khác.
Cả ba phương pháp này đều làm cho thi thể không còn nguyên vẹn sau khi chết. Do đó, việc cho rằng hiến mô tạng và thi thể cho y học sẽ dẫn đến kết quả không toàn vẹn thân thể trong kiếp sau là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Theo phật giáo, cái chết không phải là dấu chấm cuối cùng của cuộc đời. Chỉ trong vòng tích tắc sau khi chết, sự sống được tái sinh trong bào thai của người mẹ mới. Thần tướng của cô, cậu bé tái sinh đó lệ thuộc vào gien di truyền của cha mẹ mới, mà theo luật nhân quả, do phước hiến mô tạng, người tái sinh này sẽ có thân tướng đẹp, cường tráng và sống thọ. Do đó, những người quan tâm đến hạnh phúc của các bệnh nhân hiểm nghèo nên hiến mô tạng làm phúc cứu người.