Trang chủ Danh sách câu hỏi thường gặp
Do sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn cho mô, tạng nên một số nước trên thế giới vẫn sử dụng các bộ phận cơ thể từ những bệnh nhân ung thư để lại để cấy ghép cho những người bệnh có nhu cầu.
Cơ thể con người có tới hơn 18 cơ quan trong có thể được sử dụng để cấy ghép, cứu người như tim, gan, thân, phổi, mô... Và, một người chết não có thể cứu sống hàng chục người khác. Những người cao tuổi cũng có thể hiến một phần mô, tạng (gan, thận, giác mạc…) sau khi chết, chết não. Ở nhiều nước trên thế giới, những người cao tuổi có thể hiến giác mạc, hiến thận…. Tại Việt Nam, cũng có rất nhiều trường hợp cao tuổi hiến giác mạc. Điển hình là cụ bà Phạm Thị Nhẫn (93 tuổi), giáo dân ở xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã hiến giác mạc mang lại ánh sang cho 2 người khác vào tháng 7/2017.
Bất ký ai đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có quyền hiến tặng mô, tạng khi còn sống hoặc đăng ký vào danh sách hiến tặng mô, tạng tiềm năng (Hiến tặng sau khi chết, chết não). - Những người cao tuổi đều có thể hiến tặng một phần mô, tạng và giác mạc sau khi chết, chết não. Pháp luật quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có quyền hiến mô, tạng bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết. (Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác).
Trả lời: Theo Điều 5, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”. Như vậy, theo quy định của pháp luật, bất kỳ ai từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không phân biệt giới tính, tín ngưỡng, địa vị xã hội... đều có quyền hiến tặng mô, bộ phận cơ thể (tạng) của mình khi còn sống hoặc hiến tặng sau khi chết, chết não và hiến xác. Tuy nhiên, đây mới là quy định về quyền đăng ký để hiến tặng khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não. Quy định này không ràng buộc đối với trường hợp Người đã chết thông thường (do tuổi già, tai nạn giao thông, tai biến, bệnh tật...) nếu được gia đình đồng ý hiến tặng sau khi chết thì cơ sở y tế sẽ tiếp nhận được các mô hiến như: giác mạc, da, gân, xương, van tim...( tạng không sử dụng được). Về phía người nhận giác mạc để ghép thì chỉ áp dụng trong trường hợp có sự chỉ định của các cơ sở y tế cần phải ghép giác mạc thay thế chứ không phải mọi trường hợp bị mù đều ghép được giác mạc.
Một người sống thực vật vẫn được coi là 1 người sống nên không thể hiến được để giải thoát. Cả về khía cạnh đạo đức và các quy định Pháp luật đều không cho phép
Trên tấm thẻ Trung tâm cấp cho người đăng ký, có số điện thoại của Trung tâm. Hãy chia sẻ với người thân của mình về nguyện vọng hiến tặng, khi xảy ra sự cố, người thân của bạn sẽ gọi cho chúng tôi. Nếu gia đình không cung cấp thông tin, Trung tâm sẽ không biết để tiến hành tiếp nhận.
Sau khi ghép tạng hay mổ thì cơ thể đều rất yếu. Cho nên việc đưa cấu thành của virus trong vaccine vào không nên thực hiện luôn. Do vậy không nhất thiết phải tiêm vaccine ngay, có thể sau khi ghép vài ba tháng khi cơ thể phục hồi thì hãy tiêm, không có gì phải vội. Không có nhóm bệnh nào chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19. Cho đến hiện tại, không có nhóm bệnh nào chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19. Vaccine phòng chống Covid-19 có thể tiêm cho tất cả đối tượng. Người chưa có bệnh, người có bệnh nền, người từng phẫu thuật... đều không có chống chỉ định tiêm vaccine. Tiêm vaccine rất cần thiết để phòng chống Covid-19. Người bệnh phải hết sức tuân thủ các biện pháp phòng chống của ngành y tế. Bởi họ có đến các môi trường bệnh viện, có tiếp xúc với các bệnh nhân khác nên thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh. Ngoài ra, với những người chạy thận, như ở Hà Nội, họ ở nhiều tỉnh thành khác, đa số phải thuê trọ, ở trong những điều kiện tương đối hạn chế, vệ sinh kém, nên nguy cơ lây lan rất cao khi có một người bị mắc Covid-19. Khi bệnh nhân suy thận rồi mà mắc Covid-19 thì biến chuyển sẽ nặng hơn rất nhiều những người bình thường.
Điều này là không thể! Các quy định về Luật pháp và đạo đức đều không cho phép thực hiện việc này. Việc hiến tặng mô, tạng chỉ thực sự có ý nghĩa và được thực hiện trọn vẹn khi một người không may qua đời tặng lại các phần thân thể còn sử dụng được cho người khác.