Trang chủ Cần phát triển mạng lưới và xây dựng chính sách hoạt động....

Cần phát triển mạng lưới và xây dựng chính sách hoạt động tư vấn hiến mô tạng tại các bệnh viện

Ban Biên tập - 26/04/2024 - 02:51 PM



Tại Việt Nam, hơn 30 năm kể từ khi thực hiện thành công ca ghép tạng đầu tiên năm 1992, chúng ta đã ghép được hầu hết các tạng như tim, gan, phổi, thận tuỵ… với trình độ không thua kém với các nước phát triển. Tuy nhiên, 95% nguồn hiến tạng tại Việt Nam từ người sống, ngược lại với thực trạng của các nước trên thế giới. Chính vì vậy, việc phát triển nguồn hiến tạng đặc biệt là nguồn hiến mô tạng từ người chết não, chết tim, phát triển bệnh viện hiến tạng trên toàn quốc là việc làm thiết thực đem lại lợi ích lớn cho xã hội.

GS.TS Đồng Văn Hệ - Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia

Tính tới thời điểm hiện tại, cả nước có 06/26 bệnh viện ghép tạng đã thực hiện chẩn đoán chết não về hiến tặng mô tạng. Điều này là một trong những lý do khiến tỷ lệ chết não hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng trong hơn10 năm qua. Vì vậy, triển khai chẩn đoán và hồi sức chết não tại các bệnh viện hiến (bệnh viện chưa ghép tạng) theo mô hình các nước phát triển, là định hướng của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia. Tại cuộc gặp gỡ các cơ quan báo đài diễn ra ngày 08/4, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đã chia sẻ thông tin về ca bệnh rơi vào tình trạng chết não, gia đình đồng ý hiến tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. Thành công của ca hiến có hai đặc điểm lớn:

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên chưa ghép tạng thực hiện chẩn đoán chết não – Hồi sức chết não; Lần đầu tiên chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người (01 trẻ em, 01 người lớn).

Trong thời gian qua, Trung tâm đã hỗ trợ 03 bệnh viện triển khai thành công chẩn đoán chết não, hồi sức và hiến mô tạng cho bệnh viện ghép. Đây là cột mốc quan trọng trong việc xây dựng nòng cốt, hình thành và mở rộng mạng lưới hiến tạng trong toàn quốc mà trong thời gian qua Trung tâm đã nỗ lực xây dựng. Là bài học kinh nghiệm cho các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, nơi có điều trị, có các bệnh nhân chết não tiềm năng hiến tạng. Từ mô hình của Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm và lan tỏa ra các đơn vị khác, mở rộng hơn mạng lưới tư vấn hiến tạng, gia tăng nguồn tạng hiến, giúp cho nhiều bệnh nhân có cơ hội được cứu sống hơn nữa. Một trong những điều quan trọng để phát triển mạng lưới bệnh viện là cần chính sách cho các hoạt động vận động hiến mô, tạng. Lãnh đạo các bệnh viện cần tạo điều kiện, hỗ trợ cho các tư vấn viên hoạt động. Đây là điều quan trọng và cần thiết để thúc đẩy nguồn hiến mô, tạng trong thời gian tới.

Tại buổi chia sẻ thông tin với báo, đài, GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: “Tôi đề nghị Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia và một số vụ, cục liên quan triển khai mô hình mạng lưới bệnh viện hiến trên toàn quốc, với lộ trình phù hợp. Tôi cũng đề nghị các vụ, cục liên quan tham gia xây dựng các chính sách liên quan cho hoạt động tư vấn hiến mô tạng tại các bệnh viện, hoạt động chẩn đoán, hồi sức chết não và thu gom mô tạng, bảo quản, vận chuyển mô tạng…”.

 

 

 

 


Tag


0 bình luận

{{val.name_comment}} - {{ actions.formatDate(val.created_at) }}

{{ val.comment_content }}

{{ valChild.name_comment }} - {{ actions.formatDate(valChild.created_at) }}

{{ valChild.comment_content }}


Bình luận bài viết

{{err}}

{{err}}