Trang chủ Điều phối hiến tạng tại Việt Nam

Điều phối hiến tạng tại Việt Nam

Đặng Văn Diện - 03/10/2024 - 02:44 PM



Nằm trong hoạt động các chuỗi Hội nghị Khoa học ghép tạng lần thứ VIII – Huế 2023, ngày 15/12, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia phối hợp với Hội Ghép tạng Việt Nam phối hợp tổ chức Phiên Hội thảo “Điều phối hiến tạng tại Việt Nam”. Tham dự Hội thảo có PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô bộ phận cơ thể người Việt Nam; PGS.TS Đồng Văn Hệ - Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cùng đại diện lãnh đạo 9 bệnh viện (khu vực phía Bắc).

Các đại biểu tham dự phiên Hội thảo

Mở đầu Hội thảo các đại biểu được nghe TS. Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia trình bày tham luận truyền thông về hoạt động hiến tạng từ người chết não tại Việt Nam, nghe Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế - Phan Văn Toản trình bày bài tham luận Bảo hiểm y tế đối với người hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người; các báo cáo tham luận, chia sẻ khó khăn, thuận lợi đến từ các bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng, Bệnh viên Đa khoa tỉnh Nam Định…

TS. Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia phát biểu tham luận

Bài tham luận đến từ các bệnh viện tập trung vào những khó khăn khi tư vấn gia đình người có thân chết não vì nhiều lý do từ quan điểm tôn giáo, văn hóa địa phương. Chính sách hỗ trợ tổ tư vấn, nhân lực đội tư vấn còn mỏng trong khi đó còn đảm nhiệm công việc khác, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng để nhân viên y tế và người dân hiểu được ý nghĩa nhân văn về việc hiến tạng sau chết/chết não. Cần có hành lang pháp lý phù hợp với thực tại, cần đưa tiêu chí về hoạt động hiến ghép, mô tạng vào tiêu chí đánh giá của ngành y tế. Các tham luận từ các đơn vị có điểm chung các bệnh viện đa phần đều thành lập tổ tư vấn hiến mô, tạng tại bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện tạo điều kiện tổ tư vấn hoạt động, Tổ tư vấn được đào tạo kiến thức, nghiệp vụ về hiến mô tạng…

PGS.TS Nguyễn Thị Kiêm Tiến - Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô bộ phận cơ thể người Việt Nam

phát biểu tham luận

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Nguyên Bộ Trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô bộ phận cơ thể người Việt Nam nhấn mạnh cần điều chỉnh Luật Bảo hiểm Y tế phù hợp hơn với hiến, ghép mô tạng thực tế với Việt Nam hiện nay, cần đẩy mạnh công tác truyền thông đại chúng phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ…đẩy mạnh truyền thông tại Bệnh viện để nhân viên ngành y tế nắm được kiến thức để khi có người bệnh rơi vào tình trạng chết não sẽ chủ động phối hợp vận động tới gia đình. Sớm thành lập các Chi hội vận động hiến mô bộ phận cơ thể người, tổ nhóm khoa phòng tại bệnh viện để kết hợp giữa trong và ngoài để cùng phối hợp vận động mang lại hiệu quả tốt cho người chờ ghép. Cần nâng cấp phần mềm quản lý công nghệ thông tin để quản lý danh sách chờ ghép kịp thời, hợp lý…

Kết thúc Phiên Hội thảo, PGS.TS Đồng Văn Hệ - Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tiếp thu những ý kiến tham luận về những khó khăn, thuận lợi từ các bệnh viện, từ đó từng bước tìm cách tháo gỡ những khó khăn. Trong thời gian tới Trung tâm tiếp tục phối hợp với các bệnh viện tổ chức đào tạo, kiến thức nghiệp vụ nâng cao kinh nghiệm trong quá trình tư vấn, hy vọng lãnh đạo các bệnh viện tiếp tục triển khai thành lập và chỉ đạo Tổ tư vấn tại bệnh viện hoạt động hiệu quả, thành lập Hội đồng chẩn đoán chết não theo quy định pháp luật. Trung tâm phối hợp với các tổ chức đặc biệt Hội Chữ Thập đỏ để tuyên truyền vận động tới toàn thể hội viên cơ sở nâng cao hiểu biết, ý nghĩa về hoạt động nhân đạo, nhân văn này…

Một số hình ảnh tại phiên Hội thảo

Các đại biểu chụp hình lưu niệm


Tag


0 bình luận

{{val.name_comment}} - {{ actions.formatDate(val.created_at) }}

{{ val.comment_content }}

{{ valChild.name_comment }} - {{ actions.formatDate(valChild.created_at) }}

{{ valChild.comment_content }}


Bình luận bài viết

{{err}}

{{err}}

https://www.pria.org/https://ula.kemendagri.go.id/https://fkip.unsulbar.ac.id/https://rskiasawojajar.co.id/https://satvika.co.id/https://lpmpp.unib.ac.id/https://cefta.int/https://terc.lpem.org/http://ebphtb.linggakab.go.id/https://lppm.unika.ac.id/https://eproc.jawapos.co.id/https://indolivestock.com/https://dompetalquran.or.id/