Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, mở rộng việc đăng ký hiến mô, tạng cho người dân có nhu cầu hiến sau khi chết, ngày 08/11, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia phối hợp với Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức Hội thảo tích hợp đăng ký hiến mô, tạng vào thẻ căn cước công dân thực trạng, lộ trình và giải pháp. Tham dự Hội thảo có đại điện Bộ Y tế, Bộ Công an và đại điện các bệnh viện có chức năng lấy ghép mô, tạng trên cả nước.
TS. Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia phát biểu khai mạc Hội thảo
Hiện nay, dự thảo Luật Căn cước đang quy định việc tích hợp thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn vào thẻ căn cước công dân đảm bảo linh động, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác chuyển đổi số ở nước ta. Như vậy, sau khi dự thảo dự án Luật Căn cước được Quốc hội thông qua, Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc tích hợp các thông tin khác về y tế của công dân vào thẻ căn cước (bao gồm thông tin đăng ký về hiến tặng mô, tạng của công dân khi cần thiết). Tính đến tháng 11/2023, số lượng hồ sơ định danh và xác thực điện tử đã truyền lên trung ương được 69.333.554 hồ sơ. Trong đó, số hồ sơ đăng ký online qua ứng dụng VNeID 16.729.365 hồ sơ.
TS. Trần Quốc Toàn - Cục pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an trình bày bài tham luận
Tại Hội thảo các đại biểu đã được nghe những tham luận, báo cáo đến từ TS. Nguyễn Hoàng Phúc – Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia; TS. Trần Quốc Toàn – Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp – Bộ Công an; Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về gian cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Thạc sỹ Phạm Thị Hảo – Vụ Pháp chế, Bộ Y tế về thực trạng đăng ký, cấp thẻ hiến và đề xuất giải pháp tích hợp đăng ký hiến mô, tạng vào căn cước công dân trên VneID; Điều kiện pháp lý triển khai khi tích hợp thông tin đăng ký hiến tặng mô, tạng vào Căn cước công dân; Điều kiện và tính khả thi tích hợp thông tin đăng ký hiến tặng mô, tạng vào Căn cước công dân; Thay đổi quy định về cách thức đăng ký hiến tặng mô, tạng Việt Nam hiện nay…
Thạc sỹ Phạm Thị Đào - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thảo luận câu hỏi tại Hội thảo
TS. Dư Thị Ngọc Thu - Bệnh viện Chợ Rẫy thảo luận câu hỏi tại Hội thảo
Hội thảo còn được nghe những câu hỏi hỏi thảo luận tập trung về ý nghĩa, lợi ích tích hợp thông tin đăng ký hiến tặng mô, tạng vào ứng dụng VNeID đó là:
Đảm bảo điều kiện về nhân thân của người đăng ký hiến tặng mô, tạng . Khi thực hiện thủ tục đăng ký trên ứng dụng VNeID sẽ đảm bảo tính chính xác về thông tin của công dân muốn hiến tặng mô, tạng.
Đảm bảo tính bí mật cho người muốn hiến tặng mô, tạng và khi được tích hợp trên ứng dụng VneID việc đăng ký thực hiện dễ dàng hơn, thông tin của công dân chính xác hơn vì được tự động cập nhật từ thông tin căn cước công dân đã được tích hợp trước đó mà không phải điền, các thủ tục đăng ký thực hiện nhanh gọn không mất thời gian. Việc tích hợp với căn cước công dân rất hợp lý với thực tại, tiết kiệm được thời gian, kinh tế, nhân lực mang lại lợi ích rất nhiều…
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Kết thúc Hội nghị, TS. Nguyễn Hoàng Phúc – Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã tổng kết và đưa ra các định hướng cần thay đổi cho phù hợp với thực tiễn như: bổ sung, sửa đổi Luật Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người; mở rộng hình thức đăng ký online…, đồng thời hy vọng với sự vào cuộc phối hợp chặt chẽ từ các đơn vị trong thời gian không xa, việc đăng ký hiến, mô tạng sẽ được triển khai rộng khắp mở ra cơ hội kéo dài sự sống cho các bệnh nhân suy mô, tạng đang chờ để được ghép.
{{val.name_comment}} - {{ actions.formatDate(val.created_at) }}
{{ val.comment_content }}
{{ valChild.name_comment }} - {{ actions.formatDate(valChild.created_at) }}
{{ valChild.comment_content }}